Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự để hạch toán kế toán các nghiệp vụ thi hành án dân sự phát sinh, bao gồm: tiền, tài sản phải thi hành án, đã thi hành án và còn phải thi hành án theo từng quyết định thi hành án; tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng… của các đơn vị thi hành án dân sự.

Theo dự thảo, nhiệm vụ kế toán tại Cục và Chi cục Thi hành án dân sự gồm: Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng trong quá trình thi hành án của đơn vị. Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu của các đối tượng; các khoản chi trả, hoàn trả cho các đối tượng; các khoản nộp ngân sách nhà nước; tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, vật chứng niêm phong trong quá trình thi hành án; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự. Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các trại giam, trại tạm giam có liên quan…

Các đơn vị thi hành án thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án theo phương pháp kế toán ghi sổ kép nhằm đảm bảo cân đối giữa thu với chi, giữa vốn với nguồn đối với các loại tiền, tài sản, vật chứng đã được xác định giá trị do kiểm đếm tiền hoặc tài sản, vật chứng đã được cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị. Riêng các loại tài sản tạm giữ để thi hành án trong thời gian chưa xử lý hoặc chưa bán đấu giá mà chưa được xác định giá trị và vật chứng niêm phong thực hiện phương pháp “kế toán ghi sổ đơn” trên các tài khoản ngoài bảng theo giá hạch toán.

Đối với vàng, bạc, đá quý khi thu vào, xuất ra để tạm giữ hay thanh toán thì phải theo dõi số lượng, trọng lượng và quy ra tiền theo đơn giá hạch toán, đồng thời theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, phẩm cấp và giá trị vàng, bạc, đá quý theo từng quyết định thi hành án.

Trường hợp vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, tài sản khác là vật chứng tạm giữ của các vụ án trong thời gian chờ xử lý được bảo quản trong các túi hoặc kiện niêm phong hoặc để trong kho tạm giữ của Cơ quan Thi hành án dân sự được tính theo giá hạch toán để ghi sổ kế toán.

Dự thảo nêu rõ: Kỳ kế toán năm tính tròn 12 tháng theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/10 năm trước đến hết ngày 30/09 năm sau; kỳ kế toán quý tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; kỳ kế toán tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Các đơn vị thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải chịu sự kiểm tra kế toán định kỳ của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nội dung kiểm tra kế toán thực hiện theo quy định về pháp luật kế toán. Thủ trưởng và kế toán các cơ quan thi hành án dân sự phải chấp hành các quyết định kiểm tra tài chính, kế toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.


 

Đang truy cập: 4
Trong ngày: 11
Trong tuần: 450
Lượt truy cập: 1559262
                        

Tel: (+848) 6680 3173 - 6675 5878  Fax: (+848) 3825 1727

Hotline: 0908 006 302 - 1913 569 727

Email: hcm@namvietluat.com - thanhdanh@namvietluat.com

Website: www.namvietluat.com - www.nguoinuocngoai.com